- Trà hoa vàng là thức trà thượng hạng chỉ dành cho bậc vua chúa ngày xưa. Với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ và khá an toàn khi sử dụng trà hoa vàng được ví như nữ hoàng của các loại trà. Vậy loại trà hoa vàng có thực sự có tốt hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết hết các thắc mắc của bạn về loại trà này.
1. Cây trà hoa vàng là gì?
- Cây trà hoa vàng có tên gọi khoa học là Camellia chrysantha, thuộc họ Chè. Trong dân gian được biết đến với các cái tên khác như: kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… Trong những năm gần đây, càng nhiều người biết đến đến những tác dụng thần kỳ của cây.
Đặc điểm thực vật của cây trà hoa vàng
- Cây có thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2m đến 5m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt.
- Lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, có hình tròn. Phiến lá thuôn, dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 – 5cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm.
- Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3-4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng.
- Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới.
Phạm vi phân bố Trà hoa vàng
Phạm vi phân bố của cây khá hẹp, hầu như mọc hoang ở một số vùng đồi núi thấp tại các tỉnh thành: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Nghệ An,….Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy tại một số tỉnh ở đất nước Trung Quốc. Tại quốc gia rộng lớn này, kim hoa trà được xếp vào loại cây được bảo vệ số một.
2. Các tác dụng của trà hoa vàng
a. Tác dụng theo quan điểm đông y
Theo Đông y, dược liệu có tính bình, vị ngọt, mùi thơm và được quy vào 3 kinh: Tâm, Thận, Can.
- Phòng chống khối u, ngăn ngừa ung thư hiệu quả, hỗ trợ điều trị những khối u ác tính.
- Giảm cholesterol, giảm các bệnh lý về tim mạch, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
- Hỗ trợ giảm đường huyết ở người tiểu đường, giúp đường huyết ổn định và giảm bớt được các biến chứng.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, chữa các bệnh lý về gan.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Tăng cường sức đề kháng, giảm các bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi.
- Chống dị ứng, chống viêm và duy trì trạng thái hoạt động ổn định của huyết áp.
b. Tác dụng theo các nghiên cứu y học
Theo nhiều nghiên cứu khoa học trong trà có các thành phần nổi bật:
Chứa hợp chất Catechin: Có tác dụng tuyệt vời với khả năng phòng chống một số bệnh nguy hại phổ biến như ung thư, béo phì, nhồi máu cơ tim do hàm lượng Cholesterol trong máu quá cao…
Hợp chất Rutin và Quercetin: Là hợp chất có hoạt tính sinh học và dược lý cao, được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong điều trị các bệnh tim mạch và là thành phần của nhiều chế phẩm đa sinh tố và các thuốc từ thảo dược.
Các chất Resveratrol: cũng tham gia quan trọng vào nhiều tác dụng của cây.
Tác dụng của trà hoa vàng đã được hơn 120 nhà khoa học trên thế giới khẳng định với các công trình nghiên cứu khác nhau.Những thành phần này giúp trà hoa vàng có tác dụng gì?
c. Duy trì tuổi thanh xuân
Trong trà có các hợp chất như Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids kết hợp với các nguyên tố vi lượng Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C, vitamin E… có tác dụng chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hóa rất hiệu quả.
Đặc biệt, hoạt chất EGCG trong trà được chứng minh có tác dụng trong việc hạn chế sạm da. Tác dụng mạnh gấp 200 lần so với vitamin E. Trà hoa vàng có tác dụng dưỡng sinh, làm chậm quá trình lão hóa, cho làn da trắng sáng
d. Tác dụng lên tim mạch của bạn
Bên cạnh đó các hợp chất polyphenol, polysaccharide trong trà cũng có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn màu, chống huyết khối, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Đối với tình trạng xơ vữa động mạch do lượng lipid trong máu cao thì việc sử dụng các chế phẩm từ trà hoa vàng có tác dụng rất hiệu quả. Nếu kiên trì sử dụng trong khoảng 20 ngày những biểu hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Các hoạt chất trong lá trà làm giảm tổng hàm lượng lipid trong huyết thanh, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, giảm hàm lượng mỡ máu trong cơ thể.
e. Hạ đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường
Lá trà có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện bệnh tiểu đường. Do trong trà có chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid… có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Đồng thời, các hợp chất này có tác dụng cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ béo. Vì vậy, trà hoa vàng phù hợp với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
g. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của trà.
Uống loại trà hàng ngày là cách đơn giản để thanh lọc cơ thể và thải trừ bớt các độc tố ra. Ngoài một số loại trà như atiso,diệp hạ châu, hoa cúc,… được khuyên dùng để có lợi cho gan thì trà hoa vàng cũng là một thảo dược mà bạn không thể bỏ qua. Với thành phần trong cây có chứa các hoạt chất flavonoid cao, giúp cơ thể ngăn chặn được sự xâm nhập của các loại virus như virus viêm gan A, B, C…
h. Hỗ trợ điều trị ung thư
Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của trà hoa vàng được nhắc đến trong cuốn sách “Các loại trà của vườn Quốc Gia Tam Đảo”. Trong sách nói đến khả năng ức chế sự sinh trưởng của khối u lên đến 33,8% của dược liệu này. Nhiều nghiên cứu khoa cũng chứng minh được tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của trà hoa vàng. Nhưng nói cho cùng đây cũng là căn bệnh của thế kỷ nên tác dụng hỗ trợ ung thư của trà khi dùng trong thời gian dài.
i. Có thể làm giảm căng thẳng, stress
Khi cơ thể bạn căng thẳng, stress thì uống một tách trà sẽ giúp tinh thần bạn thư giãn, minh mẫn, xoa dịu mệt mỏi và làm việc tập trung hơn. Với tác dụng này, trà hoa vàng cũng được xem là một lựa chọn phù hợp với những người mất ngủ kinh niên, người ngủ chập chờn, hay mê sảng… lấy lại được giấc ngủ sâu hơn.
Ngoài ra, trà hoa vàng cũng có tác dụng đối với một số bệnh lý như ho, bệnh viêm họng, viêm phổi, chứng tiểu khó, khí thũng… Tóm lại, trà hoa vàng có nguồn gốc thiên nhiên khá an toàn đối với người sử dụng với nhiều tác dụng ưu việt đây là một lựa chọn bạn nên thử.
3. Cách dùng trà và một số lưu ý khi sử dụng
Cách đơn giản nhất nhưng lại mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe khi sử dụng dược liệu là pha trà hoặc bạn có thể ngâm rượu
a. Cách pha trà hoa vàng
Trà được pha bằng nước giếng hoặc nước suối là ngon nhất. Nhưng nếu không có điều kiện bạn có thể thay thế bằng nước đóng chai, nước mưa hay nước máy…
- Nguyên liệu: Cần 5-10 bông hoa trà, 200ml nước sôi
- Cách làm: Cho hoa vào ấm thủy tinh, hãm nước sôi vào. Để 10 phút sẽ có được những tách trà với màu vàng đẹp mắt, nước trong, mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt đặc trưng. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số thành phần khác như đường hoặc mật ong… để tăng hương vị cho trà. Cách pha trà bằng hoa vàng tươi và khô giống nhau.
Cách uống trà hoa vàng: Trà hoàn toàn lành tính nên bạn có thể dùng hàng ngày mà không lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên thưởng thức trà sau bữa ăn khoảng 30 phút.
b. Sử dụng trà hoa vàng cần lưu ý điều gì?
Mặc dù đây là dược liệu lành tính nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần được sử dụng đúng cách. Cách dùng trà hoa vàng cần lưu ý một số điều sau:
- Nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút, không dùng lúc đói vì có thể sẽ khiến dạ dày có dấu hiệu cồn cào.
- Sau khi uống rượu bạn có thể uống một ly trà có tác dụng giải rượu.
- Khi điều trị bằng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ có được sử dụng đồng thời hay không?
- Đừng lạm dụng uống thường xuyên liên tục, chỉ uống với lượng vừa phải.
- Trẻ em trên 3 tuổi có thể uống với lượng nhỏ. Ngoài ra, sử dụng lá trà đun lên tắm cho trẻ em là một bí quyết để diệt khuẩn, chống viêm, ngăn chặn được tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa.
- Trên thị trường thì có đã có nhiều nơi bán hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng. Vì vậy, khi mua hay lựa chọn những nơi bán hàng uy tín để được dùng sản phẩm chất lượng.